Lịch sử Súng_phóng_lựu_tự_động

Liên Xô đã phát triển loại súng phóng lựu tự động AG-2 từ khoảng năm 1935 đến 1938 và từng mang ra thử nghiệm trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Có khá nhiều mẫu thiết kế nhưng hầu hết sử dụng loại đạn 40,8 mm nổ mảnh với hộp đạn rời, có thể chọn chế độ bắn và thiết kế bởi Taubin. Các loại súng này được thiết kế nhỏ nhẹ nhằm để thay thế loại súng cối 50 mm giúp việc di chuyển trở nên dễ dàng và cơ động cơ. Tuy nhiên loại súng này không bao giờ qua được giai đoạn thử nghiệm vì nhà thiết kế của chúng là Taubin đã bị bắt và tử hình trong cuộc đại thanh trừng năm 1941.

Hoa Kỳ là nước đầu tiên mang loại súng này ra sử dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam giữa những năm 1960 nên thường bị nhầm là nước đầu tiên phát triển loại súng này. Lực lượng hải quân Hoa Kỳ đã thiết kế chúng nhỏ, nhẹ dùng để hỗ trợ bộ binh ở tầm trung với khả năng bắn áp đảo và hiệu quả khi chống lại bộ binh. Loại súng này thường được gắn trên các phương tiện cơ giới, tàu bè hay được mang vác đi.

Tại Liên Xô thì thiết kế các loại súng phóng lựu tự động bị bỏ qua một bên do sự thông dụng của các loại pháo cơ động, nhưng khi chiến tranh Việt Nam xảy ra thì loại vũ khí này đã được xem xét lại để đưa vào phục vụ trong quân đội. Liên Xô đã đưa khẩu súng phóng lựu tự động đầu tiên của mình vào sử dụng năm năm sau Hoa Kỳ, nhưng nó ít linh hoạt hơn mẫu của Hoa Kỳ do có ít loại lựu đạn có thể sử dụng khi đó nhưng nó lại nhẹ hơn nên dễ di chuyển hơn. Từ những năm 1980 đến 1990 thì các nước khác bắt đầu phát triển và chế tạo loại súng này cho riêng mình. Các loại lựu đạn phóng có sơ tốc cao sử dụng trong nước phương Tây khi đó có tiêu chuẩn 40 mm, Liên Xô sử dụng tiêu chuẩn 30 mm, Trung Quốc thì sử dụng tiêu chuẩn 35 mm. Các thiết kế về sau càng cố gắng để đạt tiêu chí là nhỏ nhẹ, cơ động và có thể mang bởi một người.